• Triệu chứng bệnh apxe hậu môn

    Việc phát hiện ra những triệu chứng bệnh apxe hậu môn là điều rất quan trọng và cần thiết cho việc chữa trị bệnh. Áp xe mà chuyển thành rò hậu môn thì rất khó để chữa trị và tốn kém nhiều chi phí. Vì vậy, bệnh nhân hãy chú ý đến những bất thường tại cơ thể và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

    TRIỆU CHỨNG BỆNH APXE HẬU MÔN

    Áp xe hậu môn là tình trạng mưng mủ ở gần khu vực hậu môn. Phần lớn áp xe hậu môn là kết quả của nhiễm trùng từ những tuyến hậu môn nhỏ. Loại áp xe phổ biến nhất là áp xe quanh hậu môn.

    Áp xe hậu môn giai đoạn đầu không mấy nguy hiểm nhưng nếu bệnh nhân không tiến hành thăm khám và điều trị bệnh sớm, để bệnh chuyển sang giai đoạn nặng thì sẽ biến chứng thành rò hậu môn. Thực chất, áp xe hậu môn và rò hậu môn là hai giai đoạn của cùng một bệnh lý vùng hậu môn, trong đó áp xe là giai đoạn đầu còn rò hậu môn là giai đoạn nặng.

    Do đó, việc phát hiện ra những triệu chứng bệnh áp xe hậu môn là điều rất quan trọng và cần thiết cho việc chữa trị bệnh. Áp xe mà chuyển thành rò hậu môn thì rất khó để chữa trị và tốn kém nhiều chi phí. Vì vậy, bệnh nhân hãy chú ý đến những bất thường tại cơ thể và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

    1. Đau hậu môn

    Đây là triệu chứng đầu tiên của bệnh áp xe hậu môn, nhưng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác ở vùng hậu môn – trực tràng. Bởi, những bệnh lý này đều gây cho bệnh nhân những đau đớn ở khu vực hậu môn.

    Khi ổ áp xe hình thành, dù nó chưa nhô lên bề mặt da, chưa xuất hiện cục sưng cứng thì bệnh nhân vẫn cảm thấy sự đau nhức ở vị trí ổ áp xe xuất hiện. Đến khi ổ áp xe lớn dần thì các cơn đau xuất hiện nhiều hơn, từ đau âm ỉ đến dữ dội, đau nhiều nhất là khi vận động mạnh và khi đi đại tiện khó khăn.

    2. Xuất hiện khối sưng cứng

    Đặc điểm nổi bật của áp xe hậu môn là xuất hiện 1 khối sưng cứng ở vùng rìa hậu môn. Đây chính là ổ áp xe. Lúc đầu, bệnh nhân có thể sờ thấy một ổ sưng cứng ở hậu môn, có màu đỏ hồng, có đầu mủ hoặc không có đầu mủ trắng.  Nhiều người nhầm tưởng là bị mụn nhọt thông thường nên còn chủ quan.

    Về sau, ổ áp xe phát triển to, sưng đau tấy đỏ, bên trong chứa đầy dịch mủ và có thể vỡ ra. Đến một mức độ nào đó sẽ hình thành nên lỗ rò hậu môn.

    3. Chảy mủ

    Đây là triệu chứng áp xe hậu môn điển hình nhất. Khi ổ áp xe bị vỡ ra do va đập và tự vỡ thì từ khối áp xe sẽ chảy ra nhiều dịch mủ có màu vàng đặc, đặc quánh, có mùi hôi thối khó chịu và có cả lẫn máu.

    4. Ngứa ngáy hậu môn

    Do dịch mủ từ ổ áp xe chảy ra khiến hậu luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đây là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh gây viêm nang lông quanh hậu môn, khiến bệnh nhân ngứa ngáy. Nhiều người có thói quen dùng tay để gãi nhưng điều này càng làm cho tình trạng nặng hơn.

    5. Triệu chứng toàn thân

    Người bị bệnh áp xe hậu môn thường có dấu hiệu sốt nhẹ hoặc sốt cao, nhiệt độ toàn thân vào khoáng 37-40 độ C, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, thiếu sức sống…

    PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ ÁP XE HẬU MÔN?

    Các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Thành Đô Bắc Ninh cho biết: Bệnh áp xe hậu môn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó khi thấy những triệu chứng đầu tiên của bệnh, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng bệnh và đưa ra cách chữa trị tốt nhất.

    1. Bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc

    Khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng bất cứ một loại thuốc nào để chữa bệnh. Thuốc có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh nhưng thuốc không thể chữa khỏi được bệnh áp xe hậu môn. Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng liều lượng, cách dùng của bác sĩ để tránh những biến chứng không mong muốn.

    Nhiều bệnh nhân chữa bệnh bằng một số mẹ dân gian, dùng thuốc đông y, đắp và bôi và ổ áp xe. Đây đều là những cách chữa bệnh chưa hề được kiểm chứng về độ an toàn và hiệu quả của chúng. Bạn nên cân nhắc trước khi áp dụng.

    2. Điều trị áp xe hậu môn bằng kỹ thuật HCPT

    Các bác sĩ tại Phòng Khám Thành Đô cho biết: nguyên tắc điều trị áp xe hậu môn là phải loại bỏ sạch dịch mủ ở bên trong ổ áp xe. Nếu bên trong còn dịch mủ thì coi như việc điều trị chưa đạt được hiệu quả. Do đó, áp xe hậu môn cần phải tiến hành làm phẫu thuật chứ không thể chỉ dùng thuốc.

    Phòng Khám Thành Đô đang áp dụng phương pháp HCPT vào điều trị bệnh áp xe hậu môn và gặt hái được nhiều thành công nhất định. Phương pháp này sử dụng dao điện, kẹp điện để tác động trực tiếp vào tổ chức bệnh, sử dụng sóng điện từ cao tần nên không làm tổn thương niêm mạc và hệ thống cơ thắt ở hậu môn.

    Trong khi phẫu thuật, bệnh nhân được gây tê cục bộ để giảm đau và dẫn lưu mủ ra ngoài, kết hợp với việc điều trị bằng kháng sinh để chống viêm nhiễm, giúp bệnh mau lành.

    Trên đây là những tư vấn của các bác sĩ đến từ Phòng Khám Đa Khoa Thành Đô Bắc Ninh về Triệu chứng bệnh áp xe hậu môn

    Nguồn tham khảo: http://tuvansuckhoe24h.vn/apxe-hau-mon-la-gi/

    Xem thêm:

    Cách chữa bệnh lòi dom

    Bệnh rò hậu môn

    Khám bệnh trĩ ở đâu


  • Commentaires

    Aucun commentaire pour le moment

    Suivre le flux RSS des commentaires


    Ajouter un commentaire

    Nom / Pseudo :

    E-mail (facultatif) :

    Site Web (facultatif) :

    Commentaire :